Monday, 20 April 2015

Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 1 tuần với chanh

Sử dụng chanh đúng cách với những cách pha chế nước uống hằng ngày sẽ giúp bạn có được cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 1 tuần.

Với đặc tính axit cao cùng với lượng vitamin C cao nên chanh đặc biệt có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thu chất béo, đường độc hại để có thể giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần một cách dễ dàng hơn.

Nước chanh pha với mật ong


Ưu điểm của mật ong là cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tuyệt đối an toàn, không gây hiện tượng tích trữ chất đường ngọt như khi bạn nghĩ đến. Vì vậy, mật ong cũng được đánh giá là một trong những giảm mỡ bụng nhanh nhất.

Với khả năng đem lại cảm giác no lâu, hạn chế tiêu thụ thức ăn cùng với những hoạt chất có tác dụng đốt cháy mỡ thừa của chanh sẽ tạo nên bộ đôi hoàn hảo giúp mục tiêu giảm cân của bạn dễ dàng đạt được.

Không quá khó để có thể có được cốc nước chanh mật ong thơm ngon, bạn chỉ cần dùng 300ml nước ấm pha với 1 quả chanh và 2 thìa nhỏ mật ong nguyên chất và khuấy đều là có thể uống được. Nên uống nước chanh pha mật ong 2 lần/ngày, khoảng 30 phút trước khi ăn sáng và 30 phút trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy đây là cách giảm mỡ nhanh nhất trong một tuần mà bạn nên thử.

Nước chanh pha loãng


Với cách pha chế chanh này khá đơn giản hơn, bạn chỉ cần chọn những quả chanh tươi vắt lấy nước cốt và pha loãng với lượng nước lọc vừa đủ uống rồi uống hằng ngày thay cho nước lọc là được, có thể để lạnh để uống giải khát vào mùa hè sẽ rất tốt.

Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần này dễ dàng thực hiện nhưng bạn cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, không nên uống nước chanh pha quá chua vì buổi sáng dạ dày của bạn chưa có gì, nếu ngay lập tức lúc này bạn uống một cốc nước quá chua sẽ khiến cho lượng acid tăng cao dễ dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dầy nếu liên tiếp trong thời gian dài.

Nước chanh muối


Nếu bạn cảm thấy vị của nước chanh pha loãng quá nhạt, khó uống thì có thể chọn giải pháp khác là dùng nước chanh pha muối.

Cách làm cũng không quá phức tạp, chỉ cần dùng ½ quả chanh pha với 250ml nước ấm và một chút muối trắng để uống thay cho nước lọc. Nhưng tốt nhất, để tiện lợi hơn bạn có thể tự làm nước chanh muối để dùng dần mỗi khi uống.

Với nước chanh muối đặc biệt này sẽ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa hỗ trợ đào thải mỡ thừa mang lại cho bạn cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần, mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nước vỏ chanh


Không chỉ có nước cốt chanh mới mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất mà vỏ chanh cũng được sử dụng rất hữu ích. Có thể bạn không biết trong vỏ chanh bao gồm một thành phần được gọi là pectin có tác dụng giảm hấp thụ nhiều đường, giúp bạn duy trì cân nặng ổn định để giảm cân dễ dàng hơn.

Với cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần này bạn cần sử dụng khoảng 10 vỏ chanh, nấu chung với 200ml nước. Nước sôi khoảng 10 phút cho vỏ ra hết chất thì tắt bếp, để nguội và uống trực tiếp. Vì nước vỏ chanh có vị hơi the và đắng nên có thể khiến bạn có cảm giác không quen, khó chịu khi mới bắt đầu uống. Bạn có thể ăn một quả táo nhỏ sau khi uống cũng là cách khắc phục tốt dành cho bạn.

Friday, 17 April 2015

Mì quảng... món ngon đặc sản của người Quảng Nam

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam. Đó là Mì Quảng đặc sản của vùng miền Trung . Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.
Mì quảng... món ngon đặc sản của người Quảng Nam
Mì quảng đặc sản của Quảng Nam

Mì Quảng đặc sản

“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”

Đó có thể là lời mời gọi đẩy đưa của cô bán hàng. Nhưng thực sự Mì Quảng cũng sẽ không làm cho bạn thất vọng. 

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng. Gạo là loại không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chống lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hày còn gọi là dầu lạc) phi với củ nén đập dập chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.

Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để nguyên con thì được ướp cùng với thịt, một ít tôm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên. Mì Quảng truyền thống hầu như rất ít khi dùng đường khi chế biến. Nguyên liệu sau khi ướp thì được tao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng.

Trong khi giữ nóng nước nhưng thì người chế biến chuẩn bị rau và các loại phụ liệu khác. Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.

Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống. Gà phải là loại gà ta, nuôi thả, cá lóc phải là loại cá sống trong môi trường tự nhiên, tất cả làm xong là chế biến ngay để đảm bảo độ tươi, ngọt của nguyên liệu.

Trình bày của Mì Quảng cũng có nét riêng biệt. Đầu tiên cho vào tô là rau sống với đủ loại rau như trên, tiếp đến là mì sợi và chang nước nhưng, sau đó cho hành và ngò lá xanh, đậu phụng rải đều, bánh tráng và 1 quả ớt xanh kèm với 1 lát chanh mỏng. Không như phở, nước nhưng mì có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm và ngọt, vì vậy lượng nước chang cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, bố cục đẹp mắt…

Để một tô Mì Quảng đúng chất và ngon, phải theo quy trình chế biến từ lá Mì cho đến khâu chế biến, cũng như các loại gia vị đi kèm, và phải dùng lúc còn nóng…

Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Xét về tính đại chúng (trong phạm vi cộng đồng của nó), có lẽ mì Quảng đứng hàng đầu trên thế giới. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia. Có thể người nấu ngon, người nấu chưa ngon, song với người Quảng, điều đó mặc nhiên đúng. 

Chỉ cần ra ngoài chợ mua vài lá mì, ít rau sống, ít tôm thịt, miếng bánh tráng, rang thêm lên mấy hột đậu phộng là có ngay một tô mì Quảng nóng hổi và thơm phức cho cả nhà xì xụp. Mì Quảng là món ăn bình dân nhất, dễ nấu bậc nhất; bởi nó được xem là món ăn thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Có lẽ vì vậy mà “nhưng” mì Quảng ngày càng đa dạng về nguyên liệu hơn. Thông thường thì nhưng tôm thịt heo, nhưng lúc tìm không ra thịt heo, thì người miền biển bắt cua, bắt cá, người miền núi bắt gà và bắt vịt làm nhưng ăn vẫn thấy ngon, vẫn ra hương vị mì Quảng. Mì Quảng là một món ăn của người bình dân, vì vậy không khép mình vào những đòi hỏi khắt khe như những món ăn dành cho giới thượng lưu. Và chính nhờ vậy, mì Quảng có một sức sống mạnh mẽ, nó tồn tại và phổ biến ở mọi thủy thổ… 

Mì Quảng bây giờ đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và trở thành món ăn đặc trưng của cả miền Trung chính là vì vậy, và đã trở thành món ngon không thể bỏ lỡ nếu một lần nếm thử. Giữa thủ đô hay các thành phố lớn, Mì Quảng với những đặc trưng của mình đã trở thành món ăn có mặt ở khắp nơi và cũng đã có những biến tấu khác nhau. Song khi rời khỏi vùng đất sinh ra nó, Mì Quảng không còn thuần túy là món ăn nữa, mà trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của một vùng đất, là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam…

Nước quả bổ dưỡng lúc chuyển mùa

Những thức uống đầy sắc màu rực rỡ, từ xanh mát, hồng dịu cho đến đỏ tươi như mang cả sắc trời quyến rũ của thời tiết giao mùa hạ - thu. Những thức uống đầy sắc màu rực rỡ, từ xanh mát, hồng dịu cho đến đỏ tươi như mang cả sắc trời quyến rũ của thời tiết giao mùa hạ - thu.

Nước ép cam, cà-rốt, mật ong.

Nước quả bổ dưỡng lúc chuyển mùa

Thành phần:

2 quả cam tươi, 1 củ cà rốt, 10ml mật ong, 1/2ly đá viên.

Pha chế:

Cam rửa sạch, bổ đôi, ép lấy nước. Cà rốt rửa sạch, bào vỏ, thái khoanh dày, ép lấy nước. Lần lượt cho mật ong, nước cam, nước cà rốt vào ly để phân từng lớp. Cuối cùng cho đá viên lên tren, trang trí với cà rốt tỉa hoa.

Sinh tố xoài, kiwi

Nước quả bổ dưỡng lúc chuyển mùa

Thành phần:

1/2 hũ yaourt, 1/2 quả kiwi, 1/2 quả xoài chín, 1 lát chanh giấy, 1quả cherry, 40ml nước đường, 1/2ly đá bào.

Pha chế:

Kiwi thái 4 lát mỏng, phần còn lại thái hạt lựu. Xoài gọt vỏ, thái hạt lựu. Cho yaourt, kiwi, xoài, nước đường, đá bào vào máy xay sinh tố, xay mịn. Cho kiwi lát vào ly, rót sinh tố vào, trang trí lát chanh và quả cherry.

Sinh tố cam, chuối, dâu

Nước quả bổ dưỡng lúc chuyển mùa

Thành phần:

5 quả dâu tây, 2 quả cam tươi, 1/2 quả chuối chín, 10ml si-rô đào, 1/2 ly đá bào, 1 viên kem va-ni.

Pha chế:

Dâu tây bỏ cuống, rửa sạch, 1 quả thái hạt lựu, phần còn lại chẻ đôi. Cam bỏ vỏ, hạt, lấy phần thịt quả. Chuối chín bóc vỏ, thái lát dày. Cho dâu tây chẻ đôi, cam, chuối, si-rô đào, đá bào vào máy sinh tố, xay mịn. Rót ra ly, cho viên kem va-ni lên trên, rắc dâu thái hạt lựu lên trên cùng, trang trí với lát thơm.

Rau dạ hiến món đặc sản vùng Cao Bằng

Rau dạ hiến.. tên một loại rau có ở vùng cao Cao Bằng.. Đặc sản cao bằng nổi tiếng với nhiều món ngon luôn đọng lại trong lòng thực khách nhiều ấn tượng khó phai. Cùng đặc sản Cao bằng tìm hiểu về món rau có tên lạ này nhá.
Rau dạ hiến đặc sản ngon nổi tiếng.
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Rau dạ hiến món đặc sản vùng Cao Bằng
Rau dạ hiến đặc sản ngon nổi tiếng
Rau dạ hiến không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.

Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.
Rau dạ hiến món đặc sản vùng Cao Bằng
Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.

Do Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình.

Bí Quyết cho món Trứng hấp kiểu miền Nam ăn là mê

Món trứng hấp theo kiểu miền Nam thơm ngon sẽ khiến bữa cơm cuối tuần thêm đặc biệt. Bạn hãy cùng Vào Bếp Cùng Mẹ món ngon mỗi ngày vào bếp để chế biến món trứng hấp kiểu miền Nam cho cả gia đình mình cùng thưởng thức các bạn nhé!
Bí Quyết cho món Trứng hấp kiểu miền Nam ăn là mê

Nguyên liệu của món trứng hấp kiểu miền Nam:

  • 3 quả trứng gà
  • 250g thịt nạc xay
  • 100g bún tàu
  • 50g mộc nhĩ
  • 1 củ hành tây 
  • Muối, tiêu, đường, hạt nêm.

Cách làm món trứng hấp kiểu miền Nam:

Bước 1: Bún tàu cắt nhỏ.
Mộc nhĩ rửa sạch, ngâm nở rồi thái nhỏ.
Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ, băm nhuyễn.
Bước 2: Cho thịt xay, bún tàu, mộc nhĩ, hành tây vào bát tô lớn, đập 2 quả trứng vào, nêm vào 1/2 muỗng nhỏ muối, 1/4 muỗng nhỏ đường, 1/2 muỗng nhỏ hạt nêm, tiêu vào trộn đều.
Bí Quyết cho món Trứng hấp kiểu miền Nam ăn là mê
Bước 3: Hấp cách thủy bát nguyên liệu 20 phút để nguyên liệu chín.
Bí Quyết cho món Trứng hấp kiểu miền Nam ăn là mê
Bước 4: Tách  lòng đỏ trứng gà  phết lên mặt chả, đem nướng trong vòng 1 phút. Nếu không có lò nướng thì cho lại vào nồi hấp 30 giây thì cho ra.
Bí Quyết cho món Trứng hấp kiểu miền Nam ăn là mê
Giờ thì bạn có thể thưởng thức món trứng hấp theo kiểu miền Nam cực ngon rồi, cuối tuần này hãy làm món trứng hấp theo kiểu miền Nam này cho cả gia đình mình thưởng thức các bạn nhé!

Thursday, 16 April 2015

Cách Làm Món Đùi Gà Áp Chảo Xốt Thơm Dễ Làm, Ngon và Lạ Miệng

Đùi gà áp chảo (gà áp chảo) xốt thơm là món ăn ngon dễ làm, rất hợp cho các ngày nghỉ cuối tuần hay dịp tiệc tùng. Đùi gà ướp gia vị thơm ngon thơm lẫy lừng.
Cách Làm Món Đùi Gà Áp Chảo Xốt Thơm Dễ Làm, Ngon và Lạ Miệng

Nguyên liệu Làm Món Đùi Gà Áp Chảo Xốt Thơm 

  • Đùi gà góc tư : 2 cái
  • Hành tây : 1/2 củ
  • Ớt chuông xanh : 1/4 trái
  • Thơm chín : 1/4 trái
  • Ớt sừng : 2 trái
  • Gừng : 15g
  • Hành tím băm : 1M
  • Nước tỏi : 2M
  • Nước hành tím : 2M
  • Nước dừa tươi : 2 chén
  • Xà lách
  • Dầu ăn, dầu điều, tiêu, nước mắm, tương ớt, nước bột năng
  • Nước tương Phú Sĩ
  • Hạt nêm Aji Ngon

1. Sơ chế:

  • Đùi gà lóc bỏ xương, ướp 2M nước hành tím, 2M nước tỏi, 1m nước mắm, 1/2m tiêu, 1M nước tương “Phú Sĩ” và 1M hạt nêm Aji-ngon® để 15 phút cho thấm.
  • Hành tây, gừng, ớt chuông, ớt sừng cắt quả trám, thơm cắt rẻ quạt.

2. Thực hiện:

  • Phi thơm hành tím, cho gừng, hành tây, ớt sừng, ớt chuông, thơm vào xào nhanh tay nêm 1M hạt nêm Aji-ngon®, trút ra dĩa để riêng.
  • Đun sôi nước dừa nêm 2M tương ớt, 4M nước tương “Phú Sĩ”, 1M dầu điều, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, cho hỗn hợp xào vào, thêm 1M nước bột năng vào, tắt lửa.
  • Đun nóng dầu, cho gà vào chiên áp chảo hai mặt đến khi gà chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

3. Cách dùng:

  • Xếp xà lách ra đĩa, cắt gà ra từng miếng vừa ăn để lên, rưới xốt lên trên, ăn kèm xôi hoặc cơm trắng.

Mách nhỏ

  • Xào nhanh tay các loại rau củ để giữ được hương vị và độ giòn của rau củ.
  • Chiên áp chảo phần da gà trước để khi ăn vẫn giữ được độ giòn và giảm bớt mỡ.

Bánh ít lá gai nét đặc trưng của người Bình Định

Đặc sản thôn quê các vùng miền luôn luôn cập nhật và thông tin tới mọi người những loại đặc sản miền trung nói chung và đặc sản Bình Định nói riêng cho khắp anh chị em trên mọi miền biên cương tổ quốc.
Bánh ít lá gai từ xa xưa luôn là một món ăn không thể thiếu trong các dịp cúng giỗ, đám hỏi,..v..v nó đại diện cho một nét văn hóa, một điều gì đó hết sức thiêng liêng cho cả một vùng miền.
Bánh ít lá gai còn nổi tiếng với các câu ca như:
"Muốn ăn bánh ít lá gai,
Có chồng Bình Định cho dài đường đi."
Bánh ít lá gai nét đặc trưng của người Bình Định
Bánh ít lá gai nét đặc trưng của người Bình Định
Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định. Sau này, cách làm bánh lan rộng khắp vùng ven biển miền trung. Bánh ít lá gai Bình Định nổi tiếng vì hương vị thơm ngon. Khi đi chơi xa hay thăm người thân, người Bình Định thường làm, hoặc mua vài ba chục bánh mang theo ăn dọc đường, hoặc để biếu, làm quà. Dù để năm, sáu ngày sau, bánh vẫn ngon.

Nhất là vào những ngày Tết Nguyên đán, mồng Một, Rằm, Tết Đoan Ngọ (5-5) người Bình Định, rồi cả Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên... đều làm, hay mua ba bốn chục chiếc bánh ít lá gai để cúng tổ tiên.

Ông bà thường dặn con cháu: ""Con gái Bình Định không biết làm bánh ít lá gai thì chưa thể làm dâu nhà chồng"". Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục. Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh và lá chuối. Lá gai luộc chín, cho vào cối quết nhuyễn. Gạo nếp giã, xay, nghiền thành bột. Đường thì nấu đến độ đặc sánh. Ba thứ nguyên liệu đó trộn, nhồi thật đều, rồi đem chia ra thành từng miếng. Đậu xanh đãi vỏ, đem hấp, giã mịn, viên tròn dùng làm nhân. Nhân điểm mấy miếng bí đao xắt hạt lưu, lá chuối hơ lửa gói bánh. Cho vào nồi hấp chín. Để nguội, khi ăn bóc lớp lá chuối, chiếc bánh lộ ra một mầu đen tuyền, bóng láng. Thưởng thức miếng bánh ta thấy được vị thơm rất đặc trưng, tinh khiết của lá gai, của gạo nếp, của đường, đậu xanh hòa quyện vào nhau. ở Bình Định, bánh thường mô phỏng hình nóc chùa.

Bánh ít lá gai - thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ. Mỗi khi nhớ về xứ dừa Bình Định với bánh tráng nước dừa Tam Quang, người xa quê lại nao nao nhớ về vị thơm ngọt của bánh ít lá gai.

Ngày nay với nhiệt độ phát triển nhiều loại bánh mới, đóng hộp sang trọng. dần dần mai một đi một sản phẩm văn hóa của Bình Định. Là một dân bình định chính gốc dù có đi đâu khắp mọi miền tổ quốc chắc hẳn sẽ mãi còn nhớ món đặc sản này.

Xôi nếp nương đặc sản nổi tiếng ĐIện Biên

Nếu có dịp về miền Tây Bắc thưởng thức các món ngon thì anh chị nên một lần ghé để thưởng thức dac san dien bien, có nhiều món ăn ngon nổi tiếng nhất. Món xôi nếp nương là một trong những món ăn đặc trưng đặc sắt của người dân cùng này. Một trong những món ăn mà không ai quên được khi một lần thưởng thức hương vị của Xôi nếp nương đặc sản Điện Biên.
Xôi nếp nương đặc sản nổi tiếng ĐIện Biên
Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp căng tròn, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ mới dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi xín đều.
Ngày nay, xôi nếp nương được chiên lên ăn cùng với ruốc cũng mang lại hương vị hấp dẫn.
Xôi nếp nương đặc sản nổi tiếng ĐIện Biên
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.

Sinh tố trái đào

Thời tiết oi và nóng khiến bạn luôn mệt mỏi, hãy bổ sung năng lượng với ly sinh tố đào thơm ngậy, mát lạnh này nhé. Thời tiết oi và nóng khiến bạn luôn mệt mỏi, hãy bổ sung năng lượng với ly sinh tố đào thơm ngậy, mát lạnh này nhé.
Sinh tố trái đào

Nguyên liệu:

  • 1/2 chén đá
  • 10 quả đào chín
  • 1 ly sữa tươi hoặc vài thìa sữa đặc có đường

Cách làm:

Sinh tố trái đào
Cho đá vào máy xay sinh tố
Sinh tố trái đào
Đào rửa sạch, cắt lấy phần thịt quả và bỏ hạt. Nếu là loại đào có lông thì bạn nên gọt vỏ trước.
Sinh tố trái đào
Nếu là loại đào vỏ nhẵn thì bạn nên để cả vỏ, ly sinh tố sẽ có màu đẹp hơn. Thái lát phần thịt quả trước khi cho vào xay.
Sinh tố trái đào
Cho đào vào máy xay cùng với đá
Sinh tố trái đào
Thêm sữa để hỗn hợp loãng ra. Ở bước này bạn nên cho sữa từ từ, cho nửa chỗ sữa trước, nếu thấy sinh tố vừa đặc như mong muốn thì thôi còn không thì bạn tiếp tục cho nốt chỗ sữa còn lại.
Sinh tố trái đào
Xay nhuyễn.
Sinh tố trái đào
Bạn đã có ly sinh tố đào thơm ngon, mát lạnh.
Sinh tố trái đào
Xay cùng với các loại hoa quả khác như dâu tây hoặc chuối đều rất ngon.
Trang trí bằng những miếng đào tươi và lá bạc hà xanh mướt.

Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng

Các bạn đã bao giờ ăn món bánh tráng nướng chưa? rất ngon đó cá bạn nhé! sự hòa quyện các nguyên liệu cuốn cùng bánh tráng sẽ tạo nên một món ăn ngon, ăn không bị ngán. Bánh tráng nướng vừa đơn giản. Cùng Vào Bếp Cùng Mẹ món ngon mỗi ngày vào bếp để chế biến món bánh tráng nướng nhé!
Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng

Nguyên liệu của món bánh tráng nướng:

  • Bánh tráng
  • Tép khô đã tẩm gia vị.
  • Sa tế
  • Trứng gà
  • Hành lá
  • Thịt băm.
  • Phô mai.
Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng

Cách làm món bánh tráng nướng:

Bước 1: Thịt băm xào chín.
Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
Bước 2: Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, thêm một ít sa tế, hành lá, một quả trứng gà, tép khô, thịt băm.
Vừa nướng bánh vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.
Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng
Bước 3: Tiếp tục nướng đến khi trứng bắt đầu chín, xoay tay liên tục để bánh tráng chín đều.
Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng
Bước 4: Bánh tráng sau khi đã nướng chín và giòn đều, bạn có thể gấp lại làm đôi, hoặc để nguyên chiếc.
Gắp ra đĩa, dùng kéo cắt thành từng lát vừa ăn, dùng nóng.
Mách bạn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon khó cưỡng
Vậy là chúng ta đã có món bánh tráng nướng nhâm nhi cùng bạn bè và người thân rồi, thật đơn giản phải không các bạn? chúc các bạn thành công với cách làm món bánh tráng nướng nhé!

Wednesday, 15 April 2015

Cách Làm Món Đậu Hũ Non Sốt Cay - Món ngon Dễ Làm

Là món chay nhưng cực kỳ hấp dẫn và sáng tạo. Nước sốt sanh sánh đỏ óng màu cà chua, cà rốt cùng vị cay nồng của sa tế quyện với sự thanh dịu mềm tan của tàu hủ non là một sự kết hợp tuyệt vời và kích thích vị giác. Tăng thêm độ ngon và đa dạng mùi vị với những miếng sườn chay xé nhỏ, dai dai mềm mềm rất bắt cơm.
Cách Làm Món Đậu Hũ Non Sốt Cay - Món ngon Dễ Làm

Nguyên liệu Làm Món Đậu Hũ Non Sốt Cay

  • Đậu hũ non : 2 cây
  • Nấm đông cô : 4 tai
  • Cà chua : 1 trái
  • Cà rốt : 1/3 củ
  • Sườn chay : 20g
  • Hành tây : 1/2 củ
  • Poa-rô : 1 cây
  • Nấm mèo : 2 tai
  • Nước dừa : 1/2 chén
  • Sa tế : 2M
  • Dầu hào chay, dầu mè, tương cà, bột năng, đường, dầu ăn
  • Hạt nêm từ Nấm Hương và Hạt Sen

1. Sơ chế

  • Đậu hũ cắt khoanh 1cm.
  • Nấm đông cô ngâm mềm, cắt lát mỏng. Hành tây cắt hạt lựu. Poa-rô phần cọng cắt lát mỏng, phần lá cắt nhỏ. Bột năng pha loãng.
  • Nấm mèo ngâm mềm băm nhỏ. Cà chua bỏ hạt cắt hạt lựu. Cà rốt cắt hạt lựu.
  • Sườn chay ngâm mềm, xé sợi, vắt ráo, chiên vàng.
  • Pha nước xốt: Hòa tan 1M dầu hào, 1m dầu mè, 1m hạt nêm Aji-ngon® từ Nấm Hương và Hạt Sen, 1/2m đường, 1M tương cà, 2M sa tế, thêm 1/2 chén nước dừa vào khuấy đều.

2. Thực hiện

  • Phi thơm poa-rô và hành tây, xào sơ cà chua, nấm và cà rốt, tiếp tục cho hỗn hợp sốt vào đảo đều, cho nước bột năng để tạo độ sánh, thêm lá poa-rô, tiếp tục xếp đậu hũ vào chảo, nấu sôi trở lại, cho 2/3 lượng sườn chay vào. Tắt lửa.

3. Cách dùng

  • Múc đậu hũ ra dĩa, rắc phần sườn chay còn lại lên trên. Dùng nóng với cơm.

Mách nhỏ

  • Dùng đậu hũ non để món ăn có vị béo, mềm và thơm.
  • Dùng bột năng tạo độ sánh cho phần sốt đồng thời giúp gia vị bám vào đậu hũ tốt hơn.

Mực ngào tỏi ớt, đặc sản Quy Nhơn Bình Định

Chắn chắc cũng từng biết đến món đặc sản có tên gọi là mực ngào ớt tỏi - một trong những món ăn ngon của vùng biển Quy Nhơn. Những con khô mực ngào ớt óng ánh đầy hấp dẫn cho những cuộc nhâm nhi. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của ớt tương, chút vị mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo thực khách ăn vào sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món này.
Mực ngào tỏi ớt, đặc sản Quy Nhơn Bình Định
Ai đã từng ghé thăm Quy Nhơn chắc hẳn đã từng được ăn khô mực ngào. Những con khô mực ngào ớt óng ả hấp dẫn cho những buổi nhâm nhi vào những ngày mưa ở TP.HCM. Khô mực có vị cay cay, chút mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo ăn sẽ nhớ mãi! 

- Mực ngào tỏi ớt là tặng phẩm được người dân miền biển rất ưa chuộng. Từ những con mực tươi sống được chọn lọc cẩn thận, đảm bảo kích cỡ phù hợp. Qua sơ chế, mực được tẩm ướp nhiều gia vị tổng hợp mang đậm hương vị miền duyên hải. Đặc biệt, thực khách sẽ bị kích thích bởi vị ngọt hấp dẫn trong từng thớ thịt của mực ngay lần thử đầu tiên.

- Khô mực ngào ớt, hay gọi tắt là "mực ngào", là một món ăn đặc sản của vùng biển. Mực ngào là món ăn tuyệt vời cho những cuộc nhâm nhi khi bạn trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của tương ớt, chút mặn mặn và vị ngọt của mạch nha, đảm bảo người thưởng thức sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món ăn này.

- Mực ngào tỏi ớt qua quy trình xử lý và sấy khô để sản phẩm được gọn nhẹ, bảo quản được lâu hơn, nhưng vẫn đảm bảo được thành phần dinh dưỡng và những tính chất đặc trưng vốn có của mực: màu sắc, độ ngon, cũng như hàm lượng đạm khi sử dụng.

-  Mực ngào tỏi ớt là sản phẩm gia truyền, được làm từ mực khô lại được nướng rồi đem ngào ớt nên thời gian bảo quản rất lâu, không sử dụng chất bảo quản.

Mực ngào tỏi ớt là sản phẩm dùng được ngay, không cần chế biến thêm, có rượu bầu đá hoặc bia vào sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà của sản phẩm.
 là sản phẩm ăn vặt, quà tặng vô cùng đậm đà bản sắt của vùng biển miền trung cho mọi người.

Phở chua món ngon Cao Bằng

Về Cao Bằng nơi cực bắc của tổ quốc, là địa đầu của đất nước, tiếp giáp với Trung Quốc và vùng núi cao nên nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng. Đặc sản cao Bằng là những món ngon thường gắn liền với miền núi, hãy cùng đặc sản miền bắc điểm danh món phở chua cao bằng, một trong những món ăn đặc sắc nhất khi nhắc đến vùng đất này nhá
Phở chua Cao Bằng, đặc sản khó quên
Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay... còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Phở chua gắn liền với hai địa danh Lạng Sơn và Cao Bằng nhưng nhiều người khẳng định nó chính là món đặc sản của riêng vùng đất Cao Bằng và được liệt vào danh sách những món ăn đặc sản Việt Nam.
Phở chua món ngon Cao Bằng
Phở chua, món ngon cao Bằng
Làm được món phở này cũng khá công phu. Bánh phở phải làm sao vừa dẻo vừa dai. Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt Thất Khê đem tẩm ướt rồi quay...

Xếp bánh phở ra bát, bên trên xếp những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh, thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc ràn đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn.

Đủ những thứ đó thì rưới lên trên một chút nước sốt, được chế từ nước lấy trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt.
Phở chua món ngon Cao Bằng
Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay... còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật. Phở chua còn ăn kèm rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn. Ăn vào lúc tiết trời se lạnh thì ấm lòng, mùa nóng lại có cảm giác thanh mát nhờ vị chua của nước sốt. Chẳng thế mà ăn hết tô, vị chua đọng lại nên vẫn thấy chưa no, vẫn muốn ăn thêm. Phở chua dac san cao bang ăn một lần còn lạ miệng, đến hai lần, ba lần sẽ trở nên nghiện hương vị độc đáo của nó.

Thơm mát ly chè

Trong cái nắng nóng của mùa hè, một ly chè mát lạnh, thơm ngon chắc chắn sẽ làm cho bạn thấy mình như dịu lại. Trong cái nắng nóng của mùa hè, một ly chè mát lạnh, thơm ngon chắc chắn sẽ làm cho bạn thấy mình như dịu lại.
Không quá khó để chế biến, mời bạn cùng vào bếp với chúng tôi.

Chè sen

Thơm mát ly chè

Nguyên liệu:

Hạt sen khô 300 g, đường trắng 250 g, dừa nạo 50 g.

Thực hiện:

Hạt sen rửa sạch, luộc qua cho hết nhựa, cho vào nồi ninh nhỏ lửa (thỉnh thoảng nên cho thêm nước lã để hạt sen nhanh nhừ). Khi hạt sen đã chín nhừ, chắt nước riêng. Cho đường vào xào cùng hạt sen cho ngấm kỹ cho đến khi hạt sen nhừ và ngấm ngọt vừa ăn, cho nước ninh hạt sen vào đun sôi lên một lần nữa. Bắc ra để nguội. Khi ăn cho thêm vào một nước hoa bưởi. Có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Chè cốm

Thơm mát ly chè

Nguyên liệu:

Cốm 100g, đường 100 g, bột năng 1 thìa, nước vani hoặc hương bưởi 1 thìa.

Thực hiện:

Nấu tan đường với nước, cho tiếp bột năng đã pha loãng. Cho cốm vào nước đường, khuấy nhẹ và đều tay trên lửa nhỏ. Khi nào cốm nở đều thì tắt bếp. Chè nguội cho hương hoa bưởi hoặc va ni vào. Chè nguội cho ra ly ăn với đá xay, gia giảm đường cho vừa miệng hoặc có thể dùng nóng.

Chè bưởi

Thơm mát ly chè

Nguyên liệu:

Bưởi 1 quả (hoặc cùi bưởi đã sấy khô trong siêu thị), đường cát 500g, bột năng 100g, đậu xanh 250g, tinh dầu bưởi 1 thìa, lạc rang 100 g, dừa tươi nạo sợi 500 g, lá dứa.

Thực hiện:

Bưởi gọt vỏ bỏ lớp xanh, chỉ lấy phần vỏ xốp trắng bên trong, cắt hạt lựu rồi ngâm qua nước muối đậm đặc, bóp và xả kỹ bằng nước lạnh cho hết vị đắng và mặn. Nếu nước sôi với ít phèn chua, cho vỏ bưởi vào luộc sôi, vớt ra xả sạch vắt ráo nước. Trộn vỏ bưởi đã sơ chế với đường rồi đảo trên lửa nhỏ cho đến khi khô lại. Đun sôi nước, cho đường vào khuấy tan, cho lá dứa vào để tăng mùi hương, sôi thì vớt lá ra. Pha bột năng rồi rót từ từ vào nồi nước đường, đun khoảng 2 phút với lửa nhỏ cho có độ sánh. Cho vỏ bưởi vào nồi, trộn đều rồi cho tiếp đậu xanh đã hấp chín vào. Dừa tươi vắt lấy nước để lấy 1 ly nước cốt, đun với nước đường, muối, bột gạo rồi khuấy đều. Khi ăn cho chè ra cốc rồi rưới nước cốt dừa lên trên, ăn kèm với đá xay nhỏ.

Tuyệt chiêu cho món Cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn, Đặc sản món ăn Miền Nam

Thịt cá kèo săn chắc, béo ngậy quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành khi kết hợp cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt. Cùng Vào Bếp Cùng Mẹ món ngon mỗi ngày vào bếp để thực hiện món cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn cho cả gia đình mình cùng thưởng thức các bạn nhé!
Tuyệt chiêu cho món Cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn, Đặc sản món ăn Miền Nam
Cách làm cá kẹo kho tộ phần 1

Nguyên liệu của món cá kèo kho tộ:

  • 500g cá kèo
  • Hành khô, ớt quả, nước hàng.
  • Hạt tiêu, màu dầu điều, hành lá, nước mắm.

Cách làm món cá kèo kho tộ:

Bước 1: Cá kèo rửa sạch, ướp với chút muối, xóc đều và để 3p để cá kèo hết chất nhầy rồi rửa lại lần nữa cho thật sạch.
Tuyệt chiêu cho món Cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn, Đặc sản món ăn Miền Nam
Cách làm cá kẹo kho tộ phần 2
Bước 2: Chuẩn bị nồi kho cá: sau đó xếp cá vào nồi, thêm hành khô thái nhỏ, hạt tiêu giã, ướp vào cá một thìa gia vị, một thìa nước mắm, một thìa đường trắng, đảo nhẹ tay, ướp khoảng 30 phút.
Tuyệt chiêu cho món Cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn, Đặc sản món ăn Miền Nam
Cách làm cá kẹo kho tộ phần 3
Bước 3:  Đặt nồi cá  lên bếp, đun sôi lửa nhỏ, đậy kín nắp, đun khoảng 5 phút thì mở nắp nồi ra, rưới vào một ít màu dầu điều, tiếp tục mở nắp nồi ra và đun lửa nhỏ, Bạn cho quả ớt tươi vào cho cá đỡ tanh.
Đun được 15p, bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn và đun đến khi nồi cá cạn nước thì tắt bếp, bạn không cần cho nước vào khi kho cá nhé vì trong quá trình ướp cá đường và nước mắm cũng ra nước rồi.
Tuyệt chiêu cho món Cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn, Đặc sản món ăn Miền Nam
Cách làm cá kẹo kho tộ phần 4
Chỉ với các thao tác đơn giản như trên chúng ta đã có món cá kèo kho tộ thơm ngon hấp dẫn rồi, còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay trổ tài làm món ngon này cho cả gia đình mình thưởng thức, nhất là mùa đông đang đến gần nữa chứ, chúc các bạn thành công với cách làm món cá kèo kho tộ nhé!

Tuesday, 14 April 2015

Cách Làm Món Cháo Cá Nấu Bắp Nếp - Ngô Nếp - Thơm Ngon Ngọt Lành

Ai đã từng thưởng thức món cháo cá nấu bắp dẻo thơm mùi bắp đều không thể quên được vị ngọt đồng quê tự nhiên của nó. Được nấu từ gạo, bắp nếp non bào nhỏ hòa thêm nước cốt dừa, món ăn có màu trắng sữa, sánh đều, vị ngọt béo thanh tao nhẹ nhàng. Thịt cá lóc ngọt, chắc và đầy bổ dưỡng, chấm nước mắm tỏi ớt chua ngọt khơi trọn vị giác người ăn. Một món ăn đáng thưởng thức!
Cách Làm Món Cháo Cá Nấu Bắp Nếp - Ngô Nếp - Thơm Ngon Ngọt Lành

Nguyên liệu Làm Món Cháo Cá Nấu Bắp Nếp

  • Cá lóc : 1 con (khoảng 600g)
  • Gạo dẻo : 100g
  • Bắp nếp bào : 2 trái
  • Nước cốt dừa : 1 chén
  • (vắt từ khoảng 200g dừa nạo)
  • Nấm rơm búp : 100g
  • Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ : 1/2 chén
  • Hành lá, ngò rí
  • Hành tím nướng : 5 củ
  • Muối, tiêu, hành tím phi, dầu phi hành, nước mắm
  • Hạt nêm 

1. Sơ chế:

  • Gạo nấu cháo vừa đặc.
  • Cá lóc lạng lấy phi lê, cắt dầy 3mm, ướp với 1/2m tiêu, 1/2M hạt nêm Aji-ngon®,1M hành phi bóp nhỏ. Phần đầu và xương cá đun sôi 1 lít nước, cho vào nấu nước dùng với rễ ngò, hành tím nướng trong khoảng 15 phút, lắng lấy nước bỏ xương, cho vào cháo.
  • Hành ngò cắt nhỏ. Nấm rơm cắt đôi.

2. Thực hiện

  • Phi dầu với đầu hành lá, xào sơ nấm rơm, nêm 1/2m hạt nêm Aji-ngon®, trút ra để riêng.
  • Cho bắp, cà rốt vào nấu chung với cháo, nêm 1M hạt nêm Aji-ngon® và 1/2m muối, thêm nấm rơm và nước cốt dừa. Trước khi ăn cho cá lóc vào trộn đều, nấu vừa chín, thêm 1M nước mắm, tắt lửa.

3. Cách dùng

  • Múc cháo ra tô, thêm hành ngò, hành phi, tiêu. Dọn kèm với nước mắm, ớt băm và chanh.

Mách nhỏ

  • Chọn bắp sữa còn tươi mới, cuống lá còn xanh thì bắp sẽ ngon hơn.
  • Thêm nước cốt dừa để cháo hài hòa các hương vị.

Chả lụa Chợ Huyện nét đặc trưng của người Bình Định

Chả lụa Chợ Huyện nét đặc trưng của người Bình Định
Nhắc đến Bình Định, du khách không còn lạ gì với hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ người anh hùng của dân tộc mà còn là nơi hội tụ của rất nhiều tinh hoa của nhân loại. Đến Bình Định du khách sẽ được ghé thăm các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như Ghềnh Ráng với lăng mộ Hàn Mạc Tử, với bãi tắm Hoàng Hậu với vẻ đẹp huyền bí của bãi Trứng, chiêm ngưỡng tài năng bút lửa Dũ Kha, không những thế tại đây du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của Tháp Đôi, được hòa mình vào nét huyền bí của tháp Bánh Ít...
Chả lụa Chợ Huyện nét đặc trưng của người Bình Định
Chả lụa chợ huyện đặc sản Bình Định
Không những là địa danh của những cảnh đẹp, Bình Định không những là cái nôi của các làng nghề mà còn là nơi hội tụ của rất nhiều món ăn dân dã đặc sản Bình Định. Đến với Bình Định du khách hãy dành cho mình một ít thời gian dạo quanh để thưởng thức, hòa mình vào cái dân dã của quê hương, được thưởng thức bún chả cá Quy Nhơn, được ăn bánh xèo tôm nhảy Tuy Phước, cái đặc biệt của bún Rạm Phù Mỹ, thưởng thức thơm ngon của cá niên An Lão...Đặc biệt hơn nữa khi ghé về Tuy Phước ta bắt gặp những món ngon nỗi tiếng như bánh hỏi thịt heo, nem chả Chợ Huyện...
Nói đến Chợ Huyện, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vị thơm ngon của chả lụa thịt heo xứ nẫu.
Từ ngàn xưa chả lụa chợ huyện vốn là món không thể thiếu trong các bữa tiệc tùng, cưới hỏi, lễ tết của người dân nơi đây bởi vị thơm ngon hòa quyện. Là món quà hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực cho người thân, bạn bè sau những chuyến gần xa.
Chả lụa chợ huyện nguyên liệu chính là làm bằng thịt heo nạt nguyên chất quết nhuyễn, không hàn thế nên tạo được hương vị thơm và dai, rất ngon.
Chính vì vậy, dù đi bất cứ nơi đâu nếu có dịp ghé về Bình Định du khách hòa mình vào những món đặc sản thôn quê dân dã, hãy thỏa sức tận hưởng vị thơm ngon đặc sắc của chả lụa chợ huyện.

Bánh khúc làng Diềm món ngon nổi tiếng

Nhắc đến bắc khúc làng Diềm hẳn  bất kỳ ai trong số những người đã đặt chân đến Bắc Ninh đều biết món đặc sản này. Đặc sản bánh khúc làng Diềm là một món ăn ngon, dân dã một nét văn hóa và đậm chất quê của Bắc Ninh. Cùng đặc sản miền bắc thưởng thức món ngon nổi tiếng này nhá.

Các bậc cao niên trong làng bảo, chẳng biết bánh khúc có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trước đây món bánh này quý lắm, chỉ được làm khi có khách quý đến chơi hay các dịp nhất niên, nhất lệ. Cụ Nguyễn Văn Bật, 83 tuổi cho biết, trong các cuộc chơi giữa “bọn Quan họ” làng Diềm với “bọn Quan họ” các làng khác, bánh khúc được mang ra mời. Tuy không phải là quy định khắt khe như trầu thuốc, song đây chính là nét văn hoá ẩm thực riêng có ở quê hương thuỷ tổ Quan họ.
Bánh khúc làng Diềm món ngon nổi tiếng
Đặc sản bánh khúc làng Diềm
Để làm một chiếc bánh khúc ngon không khó nhưng quy trình đòi hỏi sự tỷ mỷ và mất khá nhiều thời gian. Chỉ riêng khâu chọn nguyên liệu cũng phải thật có kinh nghiệm. Cùng với chút gạo tẻ loại ngon, trắng đều, trong, dài hạt được lựa chọn kỹ càng , gạo nếp dẻo, thơm, thì dù làm loại bánh nhân hành hay nhân đỗ đều phải tuân thủ những bước quan trọng và cơ bản lá khúc - nguyên liệu chủ đạo phải được dùng khi còn tươi, non và là loại lá khúc nếp. Gạo tẻ sau khi ngâm vài tiếng đồng hồ được vo, đãi thật sạch đem giã nhuyễn cùng với lá khúc. Tỷ lệ gạo - lá để làm bánh khúc cũng là một bí quyết để có được món bánh như ý, bởi nếu nhiều gạo quá, bánh khúc sẽ không có vị đặc trưng của loại lá này, còn nếu lượng gạo không đủ, bánh sẽ thiếu độ kết dính. 
Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, béo của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Ba thứ nguyên liệu này được nấu lên, trộn lẫn với nhau làm thành nhân bánh. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau. Dù là bánh nhân đỗ hay nhân hành thì vỏ bánh và nhân cũng đều phải nêm một lượng gia vị vừa đủ, bánh mặn làm mất đi vị bùi, béo song nếu nhạt bánh sẽ có mùi ngai ngái. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi, nhưng dù với hình thức nào, vỏ bánh cũng phải dát mỏng mà không để lộ nhân. Không ai luộc bánh khúc bao giờ mà người ta đồ bằng chõ như đồ xôi. Cứ một lượt bánh lại rắc một lượt gạo nếp mỏng đã ngâm mềm vừa đủ để dính đều vào bánh. Bánh khúc ăn lúc nóng là ngon nhất, có thể thay thế cơm tẻ nhưng người làng Diềm chỉ làm khi khách quý đến chơi nhà và các dịp rằm tháng giêng, lễ hội Đền Vua bà 6 - 2 và Hội Tát giếng 3 - 3 âm lịch. Đó cũng chính là mùa của cây khúc.