Đặc sản thôn quê các vùng miền luôn luôn cập nhật và thông tin tới mọi người những loại đặc sản miền trung nói chung và đặc sản Bình Định nói riêng cho khắp anh chị em trên mọi miền biên cương tổ quốc.
Bánh ít lá gai từ xa xưa luôn là một món ăn không thể thiếu trong các dịp cúng giỗ, đám hỏi,..v..v nó đại diện cho một nét văn hóa, một điều gì đó hết sức thiêng liêng cho cả một vùng miền.
Bánh ít lá gai còn nổi tiếng với các câu ca như:
Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định. Sau này, cách làm bánh lan rộng khắp vùng ven biển miền trung. Bánh ít lá gai Bình Định nổi tiếng vì hương vị thơm ngon. Khi đi chơi xa hay thăm người thân, người Bình Định thường làm, hoặc mua vài ba chục bánh mang theo ăn dọc đường, hoặc để biếu, làm quà. Dù để năm, sáu ngày sau, bánh vẫn ngon.
Nhất là vào những ngày Tết Nguyên đán, mồng Một, Rằm, Tết Đoan Ngọ (5-5) người Bình Định, rồi cả Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên... đều làm, hay mua ba bốn chục chiếc bánh ít lá gai để cúng tổ tiên.
Ông bà thường dặn con cháu: ""Con gái Bình Định không biết làm bánh ít lá gai thì chưa thể làm dâu nhà chồng"". Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục. Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh và lá chuối. Lá gai luộc chín, cho vào cối quết nhuyễn. Gạo nếp giã, xay, nghiền thành bột. Đường thì nấu đến độ đặc sánh. Ba thứ nguyên liệu đó trộn, nhồi thật đều, rồi đem chia ra thành từng miếng. Đậu xanh đãi vỏ, đem hấp, giã mịn, viên tròn dùng làm nhân. Nhân điểm mấy miếng bí đao xắt hạt lưu, lá chuối hơ lửa gói bánh. Cho vào nồi hấp chín. Để nguội, khi ăn bóc lớp lá chuối, chiếc bánh lộ ra một mầu đen tuyền, bóng láng. Thưởng thức miếng bánh ta thấy được vị thơm rất đặc trưng, tinh khiết của lá gai, của gạo nếp, của đường, đậu xanh hòa quyện vào nhau. ở Bình Định, bánh thường mô phỏng hình nóc chùa.
Bánh ít lá gai - thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ. Mỗi khi nhớ về xứ dừa Bình Định với bánh tráng nước dừa Tam Quang, người xa quê lại nao nao nhớ về vị thơm ngọt của bánh ít lá gai.
Ngày nay với nhiệt độ phát triển nhiều loại bánh mới, đóng hộp sang trọng. dần dần mai một đi một sản phẩm văn hóa của Bình Định. Là một dân bình định chính gốc dù có đi đâu khắp mọi miền tổ quốc chắc hẳn sẽ mãi còn nhớ món đặc sản này.
Bánh ít lá gai từ xa xưa luôn là một món ăn không thể thiếu trong các dịp cúng giỗ, đám hỏi,..v..v nó đại diện cho một nét văn hóa, một điều gì đó hết sức thiêng liêng cho cả một vùng miền.
Bánh ít lá gai còn nổi tiếng với các câu ca như:
"Muốn ăn bánh ít lá gai,
Có chồng Bình Định cho dài đường đi."
Bánh ít lá gai nét đặc trưng của người Bình Định |
Nhất là vào những ngày Tết Nguyên đán, mồng Một, Rằm, Tết Đoan Ngọ (5-5) người Bình Định, rồi cả Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên... đều làm, hay mua ba bốn chục chiếc bánh ít lá gai để cúng tổ tiên.
Ông bà thường dặn con cháu: ""Con gái Bình Định không biết làm bánh ít lá gai thì chưa thể làm dâu nhà chồng"". Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục. Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh và lá chuối. Lá gai luộc chín, cho vào cối quết nhuyễn. Gạo nếp giã, xay, nghiền thành bột. Đường thì nấu đến độ đặc sánh. Ba thứ nguyên liệu đó trộn, nhồi thật đều, rồi đem chia ra thành từng miếng. Đậu xanh đãi vỏ, đem hấp, giã mịn, viên tròn dùng làm nhân. Nhân điểm mấy miếng bí đao xắt hạt lưu, lá chuối hơ lửa gói bánh. Cho vào nồi hấp chín. Để nguội, khi ăn bóc lớp lá chuối, chiếc bánh lộ ra một mầu đen tuyền, bóng láng. Thưởng thức miếng bánh ta thấy được vị thơm rất đặc trưng, tinh khiết của lá gai, của gạo nếp, của đường, đậu xanh hòa quyện vào nhau. ở Bình Định, bánh thường mô phỏng hình nóc chùa.
Bánh ít lá gai - thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ. Mỗi khi nhớ về xứ dừa Bình Định với bánh tráng nước dừa Tam Quang, người xa quê lại nao nao nhớ về vị thơm ngọt của bánh ít lá gai.
Ngày nay với nhiệt độ phát triển nhiều loại bánh mới, đóng hộp sang trọng. dần dần mai một đi một sản phẩm văn hóa của Bình Định. Là một dân bình định chính gốc dù có đi đâu khắp mọi miền tổ quốc chắc hẳn sẽ mãi còn nhớ món đặc sản này.
No comments:
Post a Comment